Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ (hiện tại) có công suất 650.000 tấn alumin/năm, đóng góp cho ngân sách tỉnh Đắk Nông mỗi năm khoảng 500 tỷ đồng.
Tổng diện tích đất phục vụ dự án gần 700 ha, trong đó, phần xây dựng nhà máy khoảng 100 ha được bố trí trong mặt bằng nhà máy alumin hiện tại; còn lại là các hạng mục phụ trợ, công trình phục vụ, duy trì sản xuất, bảo vệ môi trường. Thành phẩm của dự án bao gồm alumin và hydrat.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025-2030. Dự kiến doanh thu xuất khẩu khoảng 10.700 tỷ đồng/năm; lợi nhuận ròng (trước thuế, chưa tính khấu hao, lãi vay) hơn 4.400 tỷ đồng/năm; thuế, phí nộp cho ngân sách địa phương khoảng 700 tỷ đồng/năm.
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV)
đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đề nghị thực hiện dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Theo đó, TKV dự kiến đầu tư gần 30.000 tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất alumin thứ 2 Nhà máy Alumin Nhân Cơ, với công suất 1,2 triệu tấn/năm.
Tổng diện tích đất phục vụ dự án gần 700 ha, trong đó, phần xây dựng nhà máy khoảng 100 ha được bố trí trong mặt bằng nhà máy alumin hiện tại; còn lại là các hạng mục phụ trợ, công trình phục vụ, duy trì sản xuất, bảo vệ môi trường. Thành phẩm của dự án bao gồm alumin và hydrat. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025-2030. Dự kiến doanh thu xuất khẩu khoảng 10.700 tỷ đồng/năm; lợi nhuận ròng (trước thuế, chưa tính khấu hao, lãi vay) hơn 4.400 tỷ đồng/năm; thuế, phí nộp cho ngân sách địa phương khoảng 700 tỷ đồng/năm.
100% cơ sở khám, chữa bệnh ở Gia Lai thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, tất cả 26 cơ sở khám, chữa bệnh đã triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt, đạt 100%. Các đơn vị đã phối hợp ngân hàng trên địa bàn tỉnh lắp đặt dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt dưới hình thức triển khai ở mức độ đơn giản (không kết nối với HIS) thông qua hình thức giao dịch liên kết với ngân hàng hệ thống trung gian POS (quẹt thẻ ATM) khi thanh toán kể từ tháng 10/2019 đến nay.
Tính đến giữa tháng 3/2025, Sở Y tế Gia Lai đã thực hiện cấp 416 mã liên thông cho các cơ sở khám, chữa bệnh (bao gồm các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã và các phòng khám tư nhân); đồng thời cấp 1.200 mã liên thông cho người kê đơn là y, bác sĩ và đăng tải dữ liệu lên hệ thống donthuocquocgia.vn góp phần thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.
Lâm Đồng có hơn 18,6 nghìn lao động trong các làng nghề
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn tỉnh có 31 làng nghề; trong đó có 9 làng nghề, 22 làng nghề truyền thống. Ủy ban nhân dân tỉnh đã công nhận 21 làng nghề, gồm 15 làng nghề truyền thống và 6 làng nghề. Toàn tỉnh có 4.707 hộ trong làng nghề, với tổng số 18.603 lao động; số lao động thường xuyên trong các làng nghề được công nhận hơn 16,5 nghìn lao động. Năm 2024, tổng doanh thu trong các làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận đạt hơn 675,7 tỷ đồng; thu nhập bình quân của lao động đạt 4,26 triệu đồng/người/tháng.
Đến nay, có 1 nghề truyền thống, 14 làng nghề truyền thống được khôi phục, bảo tồn và hỗ trợ phát triển; toàn tỉnh có 10 làng nghề gắn với hoạt động du lịch, các lễ hội trên địa bàn; nhiều làng nghề có những sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng, có sức hấp dẫn lớn.
Tăng trưởng kinh tế quý I năm 2025 tỉnh Đắk Lắk đạt 6,5%
Theo đánh giá của Tỉnh ủy Đắk Lắk, trong quý I năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 6,5%, cao hơn kịch bản tăng trưởng đề ra; quy mô nền kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tốt.
Trong quý I năm 2025, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 và kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng mạnh.
So với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thực hiện 29.174,8 tỷ đồng, tăng 9,93%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 3.180 tỷ đồng, tăng 47%, bằng 40,47% dự toán Trung ương và 33,3% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
Thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, giá các sản phẩm nông nghiệp như cà-phê, hồ tiêu, lúa, sầu riêng tiếp tục duy trì ở mức cao. Công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được quan tâm, triển khai kịp thời. Đặc biệt, tổng doanh thu từ du lịch quý I tăng 95,28%, tổng số khách đón tiếp tăng 81,82% so với cùng kỳ năm 2024…
Kon Tum Giải quyết hơn 87% đơn khiếu nại, tố cáo của công dân
Tổng số đơn thuộc thẩm quyền của các ngành, các cấp tỉnh Kon Tum được giải quyết trong quý I năm 2025 là 106/121 đơn, chiếm tỷ lệ 87,6%, số đơn đang giải quyết là 15/121 đơn.
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 15 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, giảm 8 đơn so với cùng kỳ năm 2024. Nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng; nội dung tố cáo tập trung vào các hành vi hành chính của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh... Các cơ quan, đơn vị đã tiếp 57 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó, tiếp thường xuyên 42 lượt người; tiếp định kỳ và đột xuất của thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp công dân 15 lượt người.
Qua hoạt động tiếp công dân, các cơ quan, đơn vị đã lồng ghép tuyên truyền các quy định pháp luật để nâng cao nhận thức cho người dân. Từ đó, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao, đơn thư khiếu nại vượt cấp kéo giảm đáng kể, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo được giảm rõ rệt.