Triển lãm Hàng hải và Hàng không Vũ trụ Quốc tế Langkawi (LIMA) ở Malaysia, khai mạc vào ngày 20/5/2025 đã quy tụ các công ty quốc phòng từ khắp nơi trên thế giới, tất cả đều đang cạnh tranh để giành thị phần tại thị trường Đông Nam Á béo bở này. Ảnh: @naturallylangkawi.
Và tại Triển lãm LIMA 2025, máy bay chiến đấu J-10CE của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý, thu hút đông đảo các quan chức quân sự, chuyên gia trong ngành và những người đam mê quốc phòng toàn cầu đến tham quan. Ảnh: @China Central Television.
Vốn là phiên bản xuất khẩu của Chengdu J-10C - trụ cột của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, J-10CE đang được giới thiệu là máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến, tiết kiệm chi phí, vừa mới ra mắt chiến đấu tại Nam Á. Ảnh: @VCG.
Trung Quốc thông qua Tổng công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc (CATIC) do nhà nước sở hữu, đang tận dụng sự hiện diện của J-10CE để thách thức sự thống trị của phương Tây và Nga trong ngành thương mại vũ khí toàn cầu, quảng cáo chiếc máy bay phản lực này là một lựa chọn khả thi cho các quốc gia như Malaysia, khi nước này đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng không quân của họ. Ảnh: @VCG.
Được biết, J-10CE là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4.5 được thiết kế để cạnh tranh với các nền tảng phương Tây như F-16 Fighting Falcon của Mỹ và Saab Gripen của Thụy Điển. Nó được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô. Ảnh: @Army Recognition.
J-10CE được thiết kế để xuất khẩu, có một hệ thống cực kỳ tiên tiến giúp nó trở thành một đối thủ đáng gờm trong không chiến hiện đại. Ảnh: @ Army Recognition.
Được trang bị một động cơ phản lực cánh quạt WS-10B duy nhất có khả năng điều hướng lực đẩy, máy bay phản lực này cung cấp khả năng cơ động được cải thiện, cho phép nó thực hiện các động tác cơ động nhanh nhẹn quan trọng trong không chiến. Ảnh: @The War Zone.
Động cơ này còn giúp máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 1.8 (tương đương 2.222 km/h). Khung máy bay cùng các cấu hình cánh tam giác với cánh phụ, cung cấp sự cân bằng giữa tốc độ, sự nhanh nhẹn và độ ổn định, khiến J-10CE phù hợp cho cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất. Ảnh: @Defence Security Asia.
Điểm hấp dẫn chính của J-10CE là hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, bao gồm radar mảng quét điện tử chủ động (AESA), đây được xem là một bước tiến đáng kể so với radar quét cơ học được tìm thấy trên các máy bay chiến đấu thế hệ trước. Ảnh: @The War Zone.
Radar này là một sản phẩm phái sinh của KLJ-10 do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh của Trung Quốc phát triển. Hệ thống radar AESA được cho là có thể theo dõi nhiều mục tiêu ở phạm vi lên đến 170 km, có khả năng thăm dò, quan sát các tình huống vượt trội. Ảnh: @Defence Security Asia.
Buồng lái của máy bay phản lực này có giao diện kính hiện đại với màn hình đa chức năng, màn hình hiển thị trên kính chắn gió và kính ngắm gắn trên mũ bảo hiểm, cho phép phi công tấn công mục tiêu một cách chính xác nhất. Ảnh: @ China-Arms.
J-10CE cũng được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), cho phép phát hiện thụ động máy bay địch, tăng cường khả năng sống sót trước các mối đe dọa tàng hình. Bộ tác chiến điện tử của nó, bao gồm các máy thu cảnh báo radar và các công nghệ đối phó tiên tiến giúp củng cố thêm khả năng hoạt động của J-10CE trong môi trường cạnh tranh. Ảnh: @China-Arms.
Kho vũ khí của J-10CE cũng ấn tượng không kém, có khả năng mang theo nhiều loại đạn dược không đối không và không đối đất. Máy bay phản lực này có thể triển khai tên lửa không đối không tầm xa PL-15, hay cả phiên bản xuất khẩu PL-15E có tầm bắn được báo cáo lên tới 145 km, khiến nó trở thành một công cụ mạnh mẽ cho các cuộc giao tranh ngoài tầm nhìn. Ảnh: @Defence Security Asia.
Đối với chiến đấu tầm gần, máy bay phản lực này có thể triển khai tên lửa tầm ngắn PL-10 cho phép J-10CE tấn công các mục tiêu nhanh nhẹn một cách hiệu quả. Máy bay này cũng có thể mang theo các loại đạn dược dẫn đường chính xác, chẳng hạn như bom dẫn đường bằng laser và tên lửa chống hạm, giúp nó trở nên linh hoạt cho các vai trò tấn công mặt đất và tấn công trên biển. Ảnh: @The War Zone.
Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng, Không quân Pakistan, đơn vị nước ngoài duy nhất sử dụng J-10CE, đã triển khai máy bay phản lực này trong một loạt các cuộc giao tranh chống lại máy bay Ấn Độ vào tháng 5/2025, sau khi căng thẳng gia tăng ở Jammu và Kashmir. Ảnh: @The War Zone.
Theo báo cáo của Reuters, các quan chức Mỹ xác nhận rằng, máy bay J-10CE mà Trung Quốc cung cấp cho Pakistan, được trang bị tên lửa PL-15E, đã bắn hạ ít nhất hai máy bay chiến đấu của Ấn Độ, bao gồm một chiếc Dassault Rafale, trong một cuộc giao tranh vào ngày 7/5, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với máy bay do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: @ China-Arms.
Thậm chí, Không quân Pakistan, đơn vị vận hành khoảng 20 máy bay J-10CE cùng 45-50 máy bay chiến đấu JF-17 Block III, đã công bố hình ảnh vào ngày 26/4 cho thấy, các máy bay phản lực của nước này được trang bị tên lửa PL-15E và PL-10, nhấn mạnh khả năng sẵn sàng chiến đấu của các phương tiện này. Ảnh: @Defence Security Asia.
Mặc dù Ấn Độ chưa chính thức xác nhận việc mất một chiếc Rafale, nhưng sự cố này đã làm dấy lên đồn đoán về hiệu quả của J-10CE trong điều kiện thực tế, khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc, chẳng hạn như Thời báo Hoàn cầu, coi thành công của máy bay phản lực này là bằng chứng cho thấy năng lực quân sự đang ngày càng tiên tiến của Trung Quốc. Ảnh: @ China Academy.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích phương Tây đã cảnh báo rằng, thông tin chi tiết về cuộc giao tranh Pakistan- Ấn Độ vẫn chưa được xác minh, và việc thiếu minh bạch từ cả hai bên đặt ra câu hỏi về phạm vi hoạt động đầy đủ của chiếc máy bay J-10CE này. Ảnh: @Quwa Premium.
Có thể thấy, tại LIMA 2025, sự xuất hiện của J-10CE là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc, nhằm thu hút các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, quốc gia đang tìm cách thay thế phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKM và MiG-29 cũ kỹ do Nga chế tạo. Ảnh: @China Academy.
Tất nhiên, sự kiện trình diễn J-10CE tại LIMA 2025 không chỉ là về việc bán máy bay; mà còn là về việc thể hiện sức mạnh công nghệ và tham vọng địa chính trị của Trung Quốc. Thành công chiến đấu được báo cáo của máy bay phản lực này, mặc dù vẫn còn ẩn chứa một số điều không chắc chắn, nhưng nó đã mang đến cho Trung Quốc một câu chuyện mạnh mẽ để chứng minh rằng, phần cứng quân sự của nước này không hề kém hơn so với thiết kế của phương Tây hoặc Nga. Ảnh: @China Academy.
Đối với Malaysia, quyết định xem xét mua J-10CE sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng tinh tế giữa chi phí, khả năng và sự liên kết chiến lược. Triển lãm này còn có sự tham dự của các nhà lãnh đạo toàn cầu và đại diện ngành công nghiệp, bao gồm cả phái đoàn Ấn Độ do Raksha Rajya Mantri Sanjay Seth dẫn đầu. Các quốc gia khác, chẳng hạn như Colombia, cũng đã được Trung Quốc tiếp cận với lời đề nghị sẽ cung cấp phi đội J-10CE, cho thấy nỗ lực lớn hơn nhằm mở rộng dấu ấn quốc phòng của Bắc Kinh ở Mỹ Latinh và xa hơn nữa. Ảnh: @China Academy.
Nhìn rộng hơn, sự nổi bật của J-10CE tại LIMA 2025 phản ánh sự thay đổi trong bối cảnh thương mại vũ khí toàn cầu. Khả năng cung cấp máy bay chiến đấu tiên tiến, tiết kiệm chi phí của Trung Quốc sẽ thách thức sự thống trị lâu dài của các nhà cung cấp phương Tây và Nga. Ảnh: @China Academy.
Thiên Đăng