Mẹo đơn giản nhận biết thịt lợn tăng trọng, ai cũng nên biết

Mẹo đơn giản nhận biết thịt lợn tăng trọng, ai cũng nên biết
một ngày trướcBài gốc
Màu sắc bất thường
Thịt lợn sạch thường có màu hồng nhạt hoặc đỏ tự nhiên, sáng và tươi. Ngược lại, thịt lợn tăng trọng có thể có màu sắc bất thường như:
- Quá nhạt hoặc trắng bệch do tích nước.
- Màu đỏ sậm bất thường do tồn dư chất tạo nạc.
- Xuất hiện vết thâm tím hoặc có đốm lạ trên bề mặt thịt.
Khi mua thịt lợn, nên quan sát kỹ màu sắc. Nếu thịt có màu quá sáng hoặc đỏ sậm không tự nhiên, bạn nên thận trọng.
Thịt không đàn hồi
Theo các chuyên gia, người tiêu dung cũng không nên lựa chọn những miếng thịt không có độ dẻo dính, đàn hồi. Nếu thịt được ướp bằng hàn the hoặc urê sẽ có cảm giác miếng thịt cứng, không có độ dẻo dính.
Thịt lợn nuôi tăng trọng thường có màu thịt đỏ bất thường, rất nạc và không đàn hồi. Ảnh minh họa
Thông thường, miếng thịt lợn ngon có màng ngoài khô, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao. Khi ấn ngón tay vào miếng thịt sẽ tạo thành vết lõm, nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Ngoài ra, miếng thịt còn có các thớ thịt mịn đều.
Kiểm tra khi chế biến
Loại thịt lợn có chứa chất tạo nạc sẽ tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.
Thịt siêu nạc hoặc nuôi bột tăng trọng khi luộc thường nhiều váng, nước có mùi hôi, khi rang ra nhiều nước, có độ săn chắc kém, thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên truyền thống như vật nuôi hoang dã.
Thịt lợn có mùi thuốc kháng sinh
Nếu lợn được người chăn nuôi cho ăn kháng sinh thì khi nấu, thịt lợn có tồn dư kháng sinh sẽ bốc hơi lên mùi thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, người tiêu dùng nên bỏ, không nên tiếc kẻo rước bệnh vào thân.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể phân biệt các loại thịt lợn mắc bệnh như sau:
-Lợn bị sán dây (lợn gạo): Trong thớ thịt sẽ có kén giun màu trắng. Những đốm trắng này hình bầu dục, có thể lớn bằng hạt đậu.
-Lợn bị thương hàn: Bề mặt da lợn có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím.
-Lợn bị bệnh tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.
-Lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.
-Lợn bị viêm gan: Thịt có màu vàng.
-Lợn bị bệnh đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.
Minh Hoa (t/h)
Nguồn Người Đưa Tin : https://nguoiduatin.vn/meo-don-gian-nhan-biet-thit-lon-tang-trong-ai-cung-nen-biet-204250402123553038.htm