Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai thuộc vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển, cùng với Vườn Quốc gia Cát tiên cả 2 có tổng có diện tích 171.759 hécta. Ảnh: Khu Bảo tồn
Khu DTSQTG Đồng Nai nằm trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắk Nông với tổng diện tích hàng trăm ngàn hécta.
Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa cao nguyên miền Trung và đồng bằng Nam Bộ, chứa đựng các kiểu địa hình tiêu biểu của Nam Trường Sơn, vùng trung du và vùng đồng bằng Đông Nam Bộ, Khu DTSQTG Đồng Nai là nơi chứa đựng các dạng môi trường sống và một số loài sinh vật quý hiếm còn sót lại ở miền Nam Việt Nam.
Đồi bằng lăng ở Khu Bảo tồn nhìn từ trên cao. Ảnh: Khu Bảo tồn
Không chỉ là vùng đất gắn liền với nhiều công trình văn hóa - lịch sử, thiên nhiên đã rất ưu ái khi ban tặng cho Khu DTSQTG Đồng Nai những món quà vô cùng quý giá với nhiều cảnh quan xinh đẹp và hệ thống sông, suối, hồ có giá trị như: khu Ramsar Bàu Sấu, hồ Trị An, Thác Ràng, Thác Trời, Thác Bến Cự, cây Tung cổ thụ, cây Si trăm thân... Đây là những tiềm năng để phát triển du lịch trong Khu DTSQTG Đồng Nai thời gian tới.
Bàu Sấu - Nơi tập trung rất nhiều các loại động thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: Khu Bảo tồn
Được mệnh danh là lá phổi xanh của các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Khu DTSQTG Đồng Nai hiện đang lưu giữ những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn xanh tốt, là nơi kết nối các giá trị nổi bật về đa dạng sinh học, đa dạng văn hóa - lịch sử cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Khu DTSQTG Đồng Nai xứng đáng là điểm đến thu hút không chỉ du khách mà còn cả nhà đầu tư, nhà khoa học và các tổ chức trong và ngoài nước.
Cùng ngắm những hình ảnh trên cao của Khu DTSQTG Đồng Nai.
Rừng Mã Đà, hồ Trị An với nhiều cảnh quan xinh đẹp và hệ thống sông, suối, hồ có giá trị về du lịch. Ảnh: Khu Bảo tồn
Hạc cổ trắng. Ảnh: Khu Bảo tồn
Chà vá chân đen là một trong 113 loài động vật quý hiếm ở Nam Cát Tiên. Ảnh: Khu Bảo tồn
Bò tót ở Nam Cát Tiên. Ảnh: Khu Bảo tồn
Quang Huy