Ngân hàng thời chuyển đổi

Ngân hàng thời chuyển đổi
4 giờ trướcBài gốc
Trong một thế giới ngày càng kết nối, các ngân hàngđang đối diện với những áp lực phải cải tiến không ngừng, để không chỉ phục vụkhách hàng tốt hơn mà còn duy trì năng lực cạnh tranh.
Câu chuyện của các ngânhàng thương mại, từ OCB đến ACB, từ MB đến HDBank, là những minh chứng rõ rệt chothấy ngành tài chính đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng số toàndiện.
Nhưng bên cạnh đó, họ cũng không quên nhiệm vụ đưa ngân hàng trở thành độnglực phát triển bền vững, gắn kết công nghệ với sự phát triển xã hội và môi trường.
Từ thách thức “mọi lúc, mọi nơi”
Tháng 5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã ra mắtphiên bản mới của ngân hàng số OCB OMNI, hợp tác cùng Backbase - một trong nhữngcông ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới.
Đây không chỉ là một bước tiến vềcông nghệ thanh toán mà còn là động thái mạnh mẽ của OCB trong việc khẳng địnhvị thế tiên phong trong cuộc đua chuyển đổi số. Với khả năng xử lý giao dịch mạnhmẽ, tự động hóa và cá nhân hóa dịch vụ tài chính, OCB OMNI tạo nên bước ngoặttrong cách ngân hàng tương tác với khách hàng.
Ông Lương Tuấn Thành, Giám đốc Khối công nghệ và chuyểnđổi số OCB cho biết, hiện nay, dịch vụ tài chính ngân hàng đã có mặt ở mọi nơi:Đi chợ, vào quán cà phê đều có thể quét mã QR thanh toán. “Điều đó trở thànhthách thức với các ngân hàng, đó là phải làm sao để cung cấp dịch vụ cho kháchhàng mọi nơi, mọi lúc”, ông Thành chia sẻ.
Nhưng để đáp ứng nhu cầu "mọi nơi, mọi lúc"của khách hàng, việc cung cấp dịch vụ 24/7 không chỉ là đích đến của OCB mà cònlà bài toán chung của cả ngành. Ngân hàng ACB, chẳng hạn, đã đưa ra chuỗi sảnphẩm ACB Lite, từ những điểm giao dịch tự động đến việc cá nhân hóa trải nghiệm.
Ngân hàng không chỉ còn là nơi gửi tiền, rút tiền hay vay vốn, mà còn là nơi đểkhách hàng tự thao tác để mở tài khoản thanh toán, in thẻ ghi nợ nhanh và nhiêùdịch vụ khác.
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, Vietcombank, BIDV, vàVietinBank - những ông lớn trong ngành - cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Họ đãmạnh tay đầu tư vào công nghệ với những nền tảng giao dịch di động, đảm bảokhách hàng có thể thực hiện giao dịch từ xa mọi lúc, mọi nơi.
Phòng giao dịch hiện đại của OCB. Ảnh: OCB
Số hóa hệ sinh thái
Việt Nam, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ,đã nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia có tốc độ ứng dụng ngân hàngsố nhanh nhất khu vực.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2022, ngành ngânhàng Việt Nam đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng vào chuyển đổi số, một con số đủ đểchứng minh rằng, không một tổ chức tài chính nào có thể đứng yên trong kỷnguyên kỹ thuật số.
Với các ngân hàng lớn như Techcombank, con số đầu tưcòn cao hơn nhiều, ước tính hơn 500 triệu USD cho giai đoạn 2021-2025 nhằm xâydựng một hệ sinh thái tài chính số toàn diện.
Lãnh đạo ACB tiết lộ, thời gian qua, ngân hàng này đãđầu tư rất nhiều trong cuộc cuộc chuyển đổi số với khoảng 1.000 tỷ đồng môĩnăm. Các ngân hàng khác như VPBank cũng đã chi hàng nghìn tỷ đồng vào việc triểnkhai hệ thống ngân hàng lõi, nâng cấp nền tảng kỹ thuật số và tối ưu hóa trảinghiệm khách hàng trực tuyến.
Nhưng tại sao chuyển đổi số lại trở thành mục tiêuquan trọng đến vậy? Câu trả lời không chỉ nằm ở nhu cầu của khách hàng mà còn ởkhả năng tối ưu hóa quy trình vận hành, từ phân tích dữ liệu lớn (Big Data) đếnviệc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để ra quyết định tín dụng, giúp tối ưu hoáquy trình xét duyệt khoản vay và giảm thiểu rủi ro.
Tại MB, tận dụng các công nghệ như Big Data, AI, vàDeep Learning đã giúp ngân hàng đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân từ18-20% mỗi năm trong 5 năm qua. Ngân hàng này đã thu hút được hơn 6,3 triêụkhách hàng mới chỉ trong năm 2023, với tỷ lệ giao dịch trên kênh số đạt tơí97%.
“Chuyển đổi số là cơ hội lớn đối với ngân hàng, là câu chuyện sống còn của mỗi tổ chức”, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch MB chia sẻ.
Chuyển đổi số còn mang lại một hệ sinh thái tài chính kết nối giữa các ngân hàng với doanh nghiệp. MB, chẳng hạn, đã kết nối với hơn 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, từ WinCommerce đến Thegioididong, tạo nên một hệ sinh thái tài chính - tiêu dùng toàn diện. Điều này không chỉ giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động mà còn đưa các sản phẩm tài chính đến gần hơn với khách hàng, ngay cả khi họ đang mua sắm hay dùng bữa tại quán cà phê.
Tổng giám đốc MB Phạm Như Ánh cho biết, mục tiêu của ngân hàng từ nay đến 2026 là tăng tốc chuyển đổi số, không chỉ trở thành một ngân hàng số mà còn hướng tới trở thành một doanh nghiệp số; hướng tới đạt được 50 - 70% doanh thu từ kênh số trong tương lai.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán hiện đã đạt 87%, vượt mục tiêu 80% vào năm 2025. Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân hàng năm đạt hơn 50%. Tỉ lệ khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 49%. Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần GDP.
Một số ngân hàng hiện có tỷ lệ số hóa dịch vụ lên tới hơn 90%, các công nghệ mới như AI, blockchain và Big Data đã trở thành tiêu chuẩn.
PVCombank là ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất năm thứ 3 liên tiếp. Ảnh: Hoàng Anh
Làn sóng tiếp theo
Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì đà phát triển này, cácngân hàng cần không ngừng đổi mới và tìm kiếm những động lực mới. Khi chuyển đôỉsố đã gần "đạt ngưỡng", câu hỏi đặt ra là: Bước tiếp theo sẽ là gì?Liệu các ngân hàng có đủ khả năng để không chỉ tiếp tục đẩy mạnh số hóa mà còngóp phần vào phát triển bền vững của cả nền kinh tế?
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chuyển đổi số trongngành ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ, mà cần phải gắnchặt với phát triển bền vững, với những nhiệm vụ trọng tâm hướng đến môi trườngvà cộng đồng. Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu tham vọng, từ việc nâng cao hạtầng số đến việc xây dựng một hệ thống tài chính công bằng và minh bạch hơn.
Chuyển đổi số và phát triển bền vững không còn là nhữngkhái niệm độc lập, mà đã trở thành hai mặt của một xu hướng phát triển mơítrong ngành tài chính Việt Nam.
Với sự hỗ trợ từ các chính sách của Ngân hàngNhà nước, cùng những khoản đầu tư khổng lồ từ các tổ chức tài chính, Việt Namđang dần bước vào một kỷ nguyên mới của tài chính số bền vững. Một báo cáo gầnđây của ngân hàng MB đề cập tới sự chuyển dịch sang tài chính số bền vững củangành ngân hàng tại Việt Nam như một hướng đi chính tiếp theo trong thời kỳ sốhóa.
Tài chính số bền vững đang nổi lên như một xu hướngtoàn cầu, với mục tiêu không chỉ tối ưu hóa tài chính mà còn thúc đẩy các giátrị bền vững về mặt môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Nói một cách đơn giản,tài chính số bền vững ứng dụng những lợi thế số hóa vào thực hành ESG.
Lợi thế của tài chính số bền vững bao gồm khả năng tiếpcận tài chính dễ dàng và toàn diện hơn cho mọi tầng lớp dân cư, tăng cường tínhminh bạch và bảo mật trong các giao dịch, cũng như giảm thiểu các tác động tiêucực đến môi trường thông qua việc áp dụng các công nghệ xanh.
Hơn nữa, việc áp dụng tài chính số bền vững còn giúpcác ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng với những thayđổi của thị trường và phát triển bền vững trong dài hạn.
Theo các chuyên gia, sự phát triển của tài chính số bềnvững cũng yêu cầu sự đổi mới sáng tạo không ngừng. Các ngân hàng cần phải tìmkiếm những cách tiếp cận mới, từ việc phát triển sản phẩm mới đến việc tối ưuhóa quy trình hoạt động và hiểu hơn về tâm lý hành vi khách hàng.
Điều này cũng phù hợp với mục tiêu của ngành ngân hàngkhi sau nhiều năm tăng tốc, phát triển theo chiều rộng, hoạt động số hóa cầntìm động lực phát triển mới theo chiều sâu.
Một vài ngân hàng đã tiên phong cho xu hướng này. MBđã phát triển các sản phẩm tài chính thân thiện với môi trường và các dịch vụtiện ích giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận.
Các sáng kiến như trái phiếu xanh vàcác khoản vay xanh không chỉ tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và bảo vệmôi trường mà còn thúc đẩy ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Từ năm 2020 đến nay, MB đã tăng 2,5 lần tỷ trọng dư nợcho vay các dự án xanh. Nhà băng đã tài trợ cho hơn 30 dự án năng lượng tái tạovới tổng mức tài trợ 70.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, MB cũng chú trọng đến các chiếndịch vì cộng đồng với các chương trình hỗ trợ tài chính vi mô và giáo dục tàichính. Những chương trình này không chỉ giúp giảm bớt khó khăn tài chính cho cánhân và gia đình mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Với ACB, chuyển đổi số áp dụng mô hình Agile giúp ngânhàng không chỉ thực thi ESG mà còn hướng tới chuẩn hóa, xây dựng một khung tàitrợ xanh. Khi triển khai các sản phẩm hoặc chương trình tín dụng xanh sẽ có một“tấm lưới xanh” để sàng lọc. Qua đó, ngân hàng có thể đẩy mạnh tín dụng xanh đểgia tăng tỷ trọng giải ngân cấp vốn cho các doanh nghiệp có tác động tốt vơímôi trường.
Công nghệ cũng giúp HDBank hướng dòng tiền ng tới cácnghiệp có hoạt động kinh doanh thân thiện, đóng góp cho môi trường và xã hội.Tính đến cuối năm 2023, danh mục tài chính xanh của HDBank đã vượt 12 nghìn tỷđồng, tập trung vào hỗ trợ những ngành có tác động tích cực đến môi trường nhưnăng lượng tái tạo, sản xuất kinh doanh xe điện, nông nghiệp công nghệ xanh,tòa nhà xanh, cải thiện chất lượng nguồn nước...
Đối với hoạt động tài trợ tài chính bền vững, HDBank mạnhmẽ triển khai tài trợ vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chuỗi giátrị nông nghiệp, y tế sức khỏe cộng đồng, giáo dục; các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ.
“Sự ưu tiên nguồn vốn thể hiện nỗ lực của nhà băngtrong việc định hình một tương lai bền vững cho nền kinh tế và trách nhiệm đôívới cộng đồng”, ban lãnh đạo HDBank chia sẻ.
Hành trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh của ngành ngânhàng ở Việt Nam còn nhiều thách thức.
Nhưng với những bước đi tiên phong, tưÒCB đến MB, từ ACB đến HDBank, các ngân hàng đã và đang tạo nên những thay đôỉsâu sắc, không chỉ trong cách họ vận hành mà còn trong cách họ góp phần xây dựngmột tương lai bền vững cho nền kinh tế và xã hội.
Chuyển đổi số, kết hợp vơíphát triển bền vững, không chỉ là nhiệm vụ trước mắt, mà còn là chìa khóa đểcác ngân hàng duy trì vị thế của mình trong tương lai đầy biến động.
Trần Anh
Nguồn Nhà Quản Trị : https://theleader.vn/ngan-hang-thoi-chuyen-doi-d37486.html