Chôn cất các thi thể người Palestine thiệt mạng sau các cuộc tấn công của Israel tại thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 05.08.2024. Ảnh: THX/TTXVN
Người dân Gaza buồn rầu cho biết tại dải đấy này còn rất ít đất nghĩa trang trống, trong khi nhiều khu mộ lớn lại nằm phía sau các tuyến phòng thủ của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), buộc họ phải chôn cất người thân trong khuôn viên bệnh viện hoặc mộ tập thể.
Đầu tháng 07, Cơ quan Tôn giáo Gaza tuyên bố rằng không gian chôn cất tại Dải Gaza đã cạn kiệt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt này là do việc phá hủy các nghĩa trang trong xung đột, lệnh sơ tán buộc khiến ngày càng nhiều người dân Gaza phải rời khỏi khu vực đô thị, khiến họ không thể tiếp cận các khu chôn cất truyền thống gần nhà. Bên cạnh đó là thực tế tàn khốc với quá nhiều thi thể cần được mai táng. Theo số liệu do Hamas cung cấp, có hơn 58.000 người thiệt mạng trong 21 tháng xung đột vừa qua.
Một người dân Gaza chia sẻ với The Times of Israel: "Các nghĩa trang cũ ở Gaza đã chật kín. Không còn chỗ trống để chôn cất thêm thi thể. Tình hình bắt đầu từ những tháng đầu của cuộc chiến và ngày càng tồi tệ hơn khi số người chết tăng lên”.
Thông tin này phản ánh cuộc khủng hoảng nhân đạo mới nhất đang bủa vây Gaza, nơi đã bị tàn phá bởi xung đột, di tản và nạn đói kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát ngày 07.10.2023. Mặc dù tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nơi chôn cất người đã khuất ít được quốc tế quan tâm hơn so với thực trạng nguồn cung nhiên liệu và lương thực đang cạn kiệt, nhưng nó vẫn có tác động sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày ở Gaza.
Tình hình càng trầm trọng hơn khi phong tục không hỏa táng của Hồi giáo khiến việc chôn cất trở thành lựa chọn khả thi duy nhất cho đại đa số người dân Gaza.
Một cư dân Gaza tuyệt vọng nói: "Dải Gaza quá chật chội và nhiều khu vực bị phong tỏa. Vậy chúng tôi phải chôn cất người chết ở đâu?".
Một yếu tố chính góp phần dẫn đến tình trạng thiếu hụt không gian chôn cất là sự kiểm soát quân sự của Israel đối với các vùng đất ở Gaza, nơi người dân thường buộc phải rời đi do lệnh sơ tán toàn diện. Vào ngày 16.07, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết có đến 86% lãnh thổ Gaza nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Israel hoặc được chỉ định là khu vực sơ tán kể từ ngày 18.03, khi giao tranh tiếp tục diễn ra sau lệnh ngừng bắn kéo dài 2 tháng.
Đầu tháng 07, trang Ynet (Israel) đưa tin các lãnh đạo quân sự đã thông báo với nội các an ninh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu rằng họ dự kiến sẽ hoàn tất việc chiếm giữ khoảng 75% Dải Gaza trong vòng vài tuần.
Một cư dân Gaza than phiền: “Rất nhiều nghĩa trang nằm trong khu vực do Israel kiểm soát và hiện được coi là vùng
Theo HÀ LINH/Báo Tin tức và Dân tộc
Link bài viết gốc