Người đàn ông muốn leo lên đỉnh Everest trước khi phải ngồi xe lăn

Người đàn ông muốn leo lên đỉnh Everest trước khi phải ngồi xe lăn
8 giờ trướcBài gốc
Để chinh phục những đỉnh núi cao hàng nghìn mét, cần có thể lực tốt. Ảnh minh họa: N.Y.
Trong tác phẩm Câu chuyện của ông trùm nhà đất Vương Thạch, tác giả đã tiết lộ rằng ông cũng đã từng gặp mất mát. Tuy nhiên khác với những người khác, ông thẳng thắn đối diện với “mất mát”, đồng thời trong lúc đó vẫn cố gắng tận hưởng sự “có được” xa xỉ.
Cách đây 20 năm, khi đang ở độ tuổi trung niên khỏe mạnh, Vương Thạch được bác sĩ chẩn đoán ông mắc u máu thân đốt sống tại vị trí thắt lưng. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên, khối u có nguy cơ vỡ cao. Bác sĩ cảnh báo Vương Thạch rằng, một khi khối u vỡ ra thì e rằng ông sẽ phải sống nốt nửa đời còn lại trên xe lăn.
Đứng trước sự sống và cái chết, con người ta luôn sợ hãi. Nhưng nếu là người dũng cảm, có trái tim sẵn sàng dốc toàn bộ sức lực để được sống, thì biết đâu sẽ có thể xoay chuyển được cả trời đất.
Trước khi để xe lăn thay thế cho đôi chân, Vương Thạch có một việc quan trọng bắt buộc phải hoàn thành, đó là leo lên đỉnh Everest. Đương nhiên một người đứng đầu giới bất động sản như Vương Thạch hiểu rằng muốn xây dựng một tòa nhà chọc trời thì nền móng có vai trò then chốt. Để có thể leo lên đỉnh Everest, trước tiên ông phải rèn luyện cho cơ thể quen với hoạt động leo núi và không khí loãng ở trên cao.
Vương Thạch tiến hành luyện tập leo núi trong thời gian hai năm. Gần 20 ngọn núi cao trên 1.000 m ở khu vực Quảng Đông lần lượt bị ông chinh phục. Sau khi cơ thể đã thích nghi, Vương Thạch bắt đầu chuyến đi đến Tây Tạng.
Tây Tạng giống một “khu vực cấm” nếu sức khỏe yếu thì không nên tới đây, khi con người bước vào đây sẽ xuất hiện phản ứng đào thải rất rõ rệt, như thể là Tây Tạng đang ngăn chặn “kẻ xâm phạm” tiềm tàng.
Có câu nói rằng con người không sinh ra trong tuyệt vọng mà là bị hủy hoại trong tuyệt vọng. Phản ứng đào thải giữa Tây Tạng và “kẻ xâm phạm” cũng tuân theo quy luật này, không phải là thích nghi dần dần mà là bị hủy hoại một cách thê thảm trong quá trình đào thải.
“Xâm phạm” Tây Tạng được một tháng, Vương Thạch và Tây Tạng đã hòa hợp với nhau.
Trạng thái tinh thần quyết định con đường dưới chân, còn Vương Thạch dùng đôi chân vững chắc của mình đo sự vĩ đại của tinh thần. Giới hạn cuối cùng của mạng sống không phải do ốm đau bệnh tật quyết định, mà mạng sống luôn muốn dùng thói quen của mình để quyết định lịch trình của con người, nếu bạn không khuất phục, thì nó sẽ thỏa hiệp.
Từ Tây Tạng trở về, Vương Thạch cảm nhận được rằng tinh thần và sức lực của ông dồi dào hơn trước gấp nhiều lần. Ông cảm tưởng như có thể vượt qua tất cả mọi khó khăn, giải quyết mọi rắc rối, cục diện hỗn độn, mờ mịt rồi cũng có một ngày sẽ nhìn thấy rõ ràng. Một người đứng giữa sự sống và cái chết thấy tất cả mọi sự vật xung quanh đều trở nên tươi mới.
Vương Thạch nói: “Suy nghĩ của một người từng leo núi quả thật khác xa so với một người chỉ bước đi trên con đường bằng phẳng.”
Trên thế gian có rất nhiều thứ khắc chế lẫn nhau, nào là thành công và thất bại, ốm đau và khỏe mạnh, tích cực và tiêu cực, hy vọng và tuyệt vọng, ánh sáng và bóng tối…
Khi người ta ở vào tình thế khó khăn không lối thoát, những gì còn lại chỉ là chán nản và cảm giác muốn vứt bỏ. Nếu lúc đó bạn vẫn tin chắc vào ước mơ của mình và rằng “thời gian sẽ không phụ bạn”.
Từ đó xây dựng niềm tin, quyết không từ bỏ, thì sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng phát hiện ra sẽ đưa bạn vượt qua mọi gập ghềnh, trắc trở. Bạn phải tin rằng, kiên trì và quyết không từ bỏ chính là lựa chọn đúng đắn nhất.
Vương Nam/ Bách Việt Books & NXB Công thương
Nguồn Znews : https://znews.vn/nguoi-dan-ong-muon-leo-len-dinh-everest-truoc-khi-phai-ngoi-xe-lan-post1554299.html