Năm 2017, ông NVC bị cơ quan thuế thành phố Bến Tre ra quyết định truy thu thuế do ông có phát sinh các giao dịch tiền điện tử, với tổng số tiền hơn 2,6 tỷ đồng. Ông đã khiếu nại nhiều lần. Cuối cùng, Hội đồng xét xử yêu cầu hủy các quyết định về việc truy thu thuế đối với ông. Vì theo quy định hiện hành, tiền mã hóa chưa được pháp luật công nhận.
Theo các chuyên gia, giao dịch tiền số được kết hợp từ phương thức trao đổi hàng hóa bằng tiền tệ truyền thống với sự phát triển của các nền tảng công nghệ mới, xuyên biên giới. Tuy nhiên, chính vì các yếu tố mới này mà cơ quan quản lý cần phải sớm nhận diện và tiến tới xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp.
Kể từ khi tiền mã hóa xuất hiện tại Việt Nam, đến nay đã có hơn 26 triệu người dùng với tổng số tiền giao dịch lên tới 120 tỷ USD/ năm. Việc ban hành một khung khổ pháp lý cho tiền mã hóa không chỉ để bảo vệ nhà đầu tư, doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn giúp cơ quan nhà nước tăng nguồn thu từ thị trường này.
Sau nhiều năm nhận diện, giới phân tích cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội, Chính phủ có thể ban hành các quy định liên quan đến tài sản ảo nói chung và tiền mã hóa nói riêng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với thị trường tỷ đô này và từng bước hội nhập với thế giới.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Tuấn Anh - Phạm Quyền - Hoàng Minh
Nguồn Quốc Hội TV : https://quochoitv.vn/quan-ly-tien-so-de-tranh-that-thu-thue-244365.htm