Tại sao hai Vương quốc Phật giáo láng giềng lại chưa thể chung sống hòa bình?

Tại sao hai Vương quốc Phật giáo láng giềng lại chưa thể chung sống hòa bình?
9 giờ trướcBài gốc
Campuchia và Thái Lan là hai vương quốc Phật giáo láng giềng chủ yếu cùng chung triết lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng, có mối quan hệ lịch sử, văn hóa và tôn giáo sâu sắc. Có đường biên giới trên bộ trải dài hơn 800 km, ban đầu được xác định theo các hiệp ước Pháp-Xiêm năm 1904 và 1907.
Bất chấp những điểm chung này, căng thẳng vẫn thường xuyên nảy sinh, đặc biệt là về các yêu sách đối với di sản văn hóa, truyền thống và địa điểm tôn giáo, bao gồm cả cơ sở tự viện Phật giáo. Tranh chấp về lãnh thổ và phân định biên giới là một trong những vấn đề nhạy cảm và gây tranh cãi nhất, thường thúc đẩy tình cảm dân tộc cực đoan xảy ra ở Vương quốc Phật giáo Thái Lan và cả ở Campuchia trong nhiều giai đoạn.
Các khu vực gây tranh cãi nhiều nhất bao gồm Đền thiêng Preah Vihear, một công trình tôn giáo cổ đại nổi bật của nền văn minh Khmer, được xây dựng từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XII dưới triều đại các vua Khmer như Yasovarman I và Suryavarman II. Về tranh chấp này, Vương quốc Phật giáo Campuchia đã giành được chiến thắng pháp lý tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) vào năm 1962 và 2013.
Các địa điểm tranh chấp khác bao gồm Ngôi danh lam cổ tự Ta Som (ប្រាសាទតាសោម), một ngôi cổ tự nhỏ trong quần thể Angkor, Campuchia, được thành lập vào cuối thế kỷ XII do Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?) kiến tạo, Prasat Ta Muen Thom ( ปราสาทตาเมือนธม), một ngôi đền cổ Khmer - Hindu tọa lạc gần biên giới Thái Lan - Campuchia, Prasat Ta Krabey hay Prasat Ta Krabei, (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាក្របី) và (tiếng Thái: ปราสาทตาควาย ), một ngôi đền Khmer gây tranh cãi được xây dựng vào thời kỳ Angkor, thời kỳ hoàng kim của lịch sử Campuchia và Prasat Mom Bei.
Một sự cố gần đây, do phía Vương quốc Phật giáo Thái Lan khởi xướng vào ngày 28/5 vừa qua tại Mom Bei, tỉnh Preah Vihear, sâu trong lãnh thổ Campuchia, một người lính Campuchia bị lính Thái Lan bắn chết, đã khuấy động xã hội Thái Lan với những tuyên bố rằng lực lượng Campuchia đã vi phạm chủ quyền của Thái Lan. Sự cố này cũng đã khuyến khích các thành phần quân đội Thái Lan, vốn nổi tiếng với việc dàn dựng các cuộc đảo chính, thúc đẩy một cuộc gây căng thẳng toàn diện với Vương quốc Phật giáo Campuchia.
Năm 2000, giữa hai Vương quốc Phật giáo Campuchia và Thái Lan đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về khảo sát và phân định ranh giới giữa hai nước. Theo MoU, một Ủy ban Biên giới Hỗn hợp Campuchia-Thái Lan (JBC) đã được thành lập. Khảo sát và phân định ranh giới đất liền đã được tiến hành chung theo Công ước phân định biên giới hai bên Thái-Campuchia ngày 13 tháng 2 năm 1904 giữa Pháp và Thái Lan. Theo đó, phần văn bản quy định đường biên giới (ở khu vực ngôi thần Preáh Vihear) là đường phân thủy của rặng núi Dangrek. Ngôi đền nằm trên mỏm đồi cao, về phía tây của “sống núi” rặng Dangrek. Tức là thiên thần thuộc về Thái Lan.
Trong khi trên bản đồ phân giới 1908 lại vẽ đường biên giới “đi theo đường phân thủy”, nhưng loại trừ khu vực ngôi đền thần. Tại đây, đường biên giới bên trái đường nối các đỉnh cao, để lại cho phía Campuchia ngôi đền thần Preáh Vihear.
Công ước Pháp-Xiêm ngày 13 tháng 2 năm 1904; Hiệp ước Pháp-Xiêm ngày 23 tháng 3 năm 1907; Nghị định thư về phân định ranh giới kèm theo Hiệp ước năm 1907; và các bản đồ do Ủy ban phân định ranh giới giữa Đông Dương và Xiêm lập ra theo Công ước năm 1904 và Hiệp ước năm 1907. Các tài liệu liên quan khác liên quan đến việc thực hiện Công ước năm 1904 và Hiệp ước năm 1907 giữa Xiêm và Pháp cũng được xem xét.
Tuy nhiên, Biên bản ghi nhớ năm 2000 đã chứng minh là không hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề, dẫn đến những lời buộc tội thường xuyên và một số cuộc đấu súng qua lại giữa hai bên. Nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột là việc hai bên sử dụng các bộ bản đồ khác nhau.
Campuchia, cùng với Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), dựa vào các bản đồ được thiết lập theo Công ước năm 1904 và Hiệp ước năm 1907. Ngược lại, Thái Lan đơn phương sản xuất và sử dụng bản đồ riêng để khẳng định các yêu sách lãnh thổ.
Ngoài ra, các vấn đề biên giới với Campuchia thường được Thái Lan sử dụng một cách chiến lược trong thời kỳ bất ổn chính trị trong nước hoặc khi quân đội tìm cách khẳng định hoặc củng cố quyền lực thông qua một cuộc đảo chính.
Một ví dụ đáng chú ý xảy ra vào năm 2008, khi quân đội Thái Lan tiến vào khu vực Đền Preah Vihear của Campuchia và các vùng xung quanh, bất chấp phán quyết năm 1962 của ICJ rằng ngôi đền này thuộc về Campuchia. Cuộc xung đột vũ trang kéo dài trong nhiều năm. Gần đây hơn, cuộc đụng độ biên giới vào tháng trước tại ngôi Đền Mom Bei ở Campuchia dường như là một ví dụ khác về hành động khiêu khích của quân đội Thái Lan, có khả năng nhằm mục đích biện minh hoặc tạo điều kiện cho một cuộc đảo chính mới.
Đã đệ trình lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) với Bản ghi nhớ năm 2000 đã đạt đến giới hạn trong việc giải quyết các tranh chấp biên giới lâu dài, chính phủ Campuchia đã một lần nữa, ngày 2 tháng 6 chuyển tranh chấp về bốn khu vực nhạy cảm - Mom Bei, Đền Ta Moan Thom, Đền Ta Moan Tauch và Đền Ta Krabei lên ICJ.
Những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết trong nhiều năm và tiếp tục gây ra nguy cơ gia tăng căng thẳng nếu không được giải quyết.
Là quốc gia lớn hơn về năng lực kinh tế và quân sự, Thái Lan luôn ủng hộ các cuộc đàm phán song phương, một cách tiếp cận có xu hướng phục vụ cho lợi ích chiến lược của mình. Ngược lại, Campuchia cam kết sử dụng mọi cơ chế có sẵn được coi là cần thiết, đặc biệt là chuyển sang Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) khi các nỗ lực song phương đã cạn kiệt.
Thái Lan đã gây sức ép cả về quân sự và kinh tế lên Campuchia, bao gồm cả việc triển khai thêm quân đội và thiết bị quân sự dọc biên giới. Hơn nữa, vào ngày 7 tháng 6 vừa qua, nước này đã đơn phương đóng cửa một số trạm kiểm soát biên giới, một chiến thuật thường xuyên được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, xét đến vị thế kinh tế mạnh hơn của Thái Lan.
Việc đóng cửa đơn phương như thế, được thực hiện nhiều lần theo thời gian, phản ánh cách tiếp cận tổng bằng không gây ra rủi ro kinh tế đáng kể cho cả hai quốc gia và làm suy yếu những nỗ lực hướng tới sự ổn định và hợp tác lâu dài.
Nếu Thái Lan thực sự cam kết giải quyết vấn đề biên giới một cách hòa bình, họ nên hợp tác với Campuchia trong việc theo đuổi các cơ chế công bằng, dựa trên luật lệ, chẳng hạn như đưa ra vấn đề Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), sau khi các cuộc đàm phán song phương đã kết thúc. Là một quốc gia nhỏ hơn về mặt địa lý, dân số, kinh tế và sức mạnh quân sự, Campuchia không có khả năng cũng như ý định gây xung đột hoặc xâm lược bất kỳ nước láng giềng nào. Vương quốc Phật giáo này tìm kiếm sự chung sống hòa bình, hợp tác khu vực và quan hệ hữu nghị như những nền tảng thiết yếu cho sự phát triển quốc gia và thịnh vượng chung.
Về mặt lịch sử, từ rất lâu, trước khi Thái Lan trở thành một quốc gia, Vương quốc Phật giáo Campuchia là một đế chế vĩ đại. Phần lớn lãnh thổ Thái Lan hiện nay từng là một phần của Đế chế Khmer cổ đại. Thái Lan bắt đầu khẳng định nền độc lập của mình khỏi ảnh hưởng của người Khmer vào thế kỷ XIII, cuối cùng sau đó phát triển thành một quốc gia riêng biệt.
Do đó, giữa nhân dân hai quốc gia Phật giáo Campuchia và Thái Lan nên nhận ra rằng hai nước láng giềng có chung một lịch sử lâu đời, gần gũi sâu sắc về văn hóa và truyền thống. Đồng thời, điều quan trọng là phải hiểu rằng ranh giới lãnh thổ của chúng ta là di sản của thời kỳ thuộc địa. Sau Thế chiến II và sau khi giành được độc lập, cả hai quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc pháp lý quốc tế Uti-possidetist trong xác định biên giới quốc gia trên bộ, trong đó khẳng định rằng biên giới thời kỳ thuộc địa, theo định nghĩa của các hiệp ước Pháp-Xiêm, phải được tôn trọng. Nếu không làm như thế, có nguy cơ kéo dài một chu kỳ xung đột bất tận.
Đối với quân đội, các nhà lãnh đạo chính trị và người dân Thái Lan: lịch sử không nên bị bóp méo cho các thế hệ tương lai. Điều cần thiết là phải thừa nhận thực tế lịch sử và giáo dục công chúng tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phẩm giá và bản sắc văn hóa của các quốc gia láng giềng. Chỉ thông qua sự tôn trọng lẫn nhau và cam kết về một nền văn hóa hòa bình và tồn tại tại hài hòa thì hai Vương quốc Phật giáo của chúng ta mới thực sự có thể chung sống hòa bình bên nhau.
Tác giả Kin Phea hiện là Tổng giám đốc Viện Ngoại giao và Quan hệ quốc tế Quốc gia Hoàng gia Campuchia. Quan điểm và ý kiến được nêu ra là của riêng ông.
Tác giả: Tiến sỹ Kin Phea/Việt dịch: Sa môn Lê Văn Phước
Nguồn: https://asianews.network
Nguồn Tạp chí Phật học : https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tai-sao-hai-vuong-quoc-phat-giao-lang-gieng-lai-chua-the-chung-song-hoa-binh.html