1. Thành phố nào trong lành nhất Việt Nam?
Đà Nẵng
0%
Đà Lạt
0%
Quy Nhơn
0%
Trà Vinh
0%
Chính xác
Có 14.500 cây xanh che bóng mát, trong đó có 800 cây cổ thụ trên 100 tuổi, thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) được mệnh danh là thành phố xanh. Năm 2024, Tổ chức theo dõi chất lượng không khí toàn cầu IQAir sau khi khảo sát đã xếp thành phố Trà Vinh đứng hạng 3 đô thị trong lành nhất Đông Nam Á, hạng 1 đô thị trong lành nhất Việt Nam.
2. Bình quân mỗi người dân ở đây có bao nhiêu diện tích mảng xanh?
0,5m2
0%
1,5m2
0%
2,5m2
0%
3,5m2
0%
Chính xác
Theo thống kê, thành phố Trà Vinh rộng gần 68km2, có hơn 115.000 dân. Thành phố có hơn 17ha công viên cây xanh, bình quân mỗi người dân có hơn 1,5m2 mảng xanh. Tại đây có nhiều cây cổ thụ quý được bảo tồn như lim xẹt, giáng hương, sao, dầu, me… Dù có bầu không khí trong lành, lãnh đạo thành phố cho biết địa phương đang đối mặt vấn đề khó mở rộng giao thông đô thị vì cây xanh dày đặc.
3. Tỉnh này từng được sáp nhập với tỉnh nào?
Bến Tre
0%
Vĩnh Long
0%
Sóc Trăng
0%
Hậu Giang
0%
Chính xác
Giai đoạn 1950-1991, vùng đất Trà Vinh và Vĩnh Long được chia tách, sáp nhập nhiều lần. Lần đầu vào năm 1951, hai tỉnh này sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Trà theo quyết định của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. Đến năm 1954, Vĩnh Trà trở lại thành hai tỉnh như cũ. Tháng 2/1976, một lần nữa hai tỉnh được sáp nhập, lấy tên tỉnh Cửu Long. Đến tháng 12/1991, Quốc hội quyết định tách tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh như ngày nay.
4. Hình dạng tỉnh này giống với hình nào?
Hình tam giác
0%
Hình vòng cung
0%
Hình tứ giác
0%
Hình vuông
0%
Chính xác
Trà Vinh là một trong 13 tỉnh/thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trà Vinh nằm về phía hạ lưu giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65km. Nhìn tổng thể, Trà Vinh có dạng như một hình tứ giác với diện tích đất tự nhiên gần 2.300km2.
5. Dân tộc nào đông thứ hai ở tỉnh này sau dân tộc Kinh?
Khơ me
0%
Hoa
0%
Ba Na
0%
Thái
0%
Chính xác
Trà Vinh là địa bàn sinh sống của 3 dân tộc chính là Kinh, Khơ me, Hoa và một số ít dân tộc khác. Trong đó, người Kinh có tỷ lệ cao nhất chiếm 67%, người Khơ me khoảng 31%, còn lại là người Hoa và một số đồng bào Chăm, Dao. Tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống của người Khơ me như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng)...