Trần giá dầu trong gói trừng phạt mới của EU với Nga thể hiện điều gì?

Trần giá dầu trong gói trừng phạt mới của EU với Nga thể hiện điều gì?
13 giờ trướcBài gốc
Lần đầu tiên Liên minh Châu Âu nhất trí hạ đáng kể mức trần giá dầu của Nga và thực hiện điều đó một cách độc lập mà không thông qua Mỹ hay các quốc gia G7 khác. Hình minh họa
Nhưng có lẽ điều đáng chú ý hơn cả là việc Liên minh Châu Âu đã nhất trí hạ đáng kể mức trần giá dầu của Nga và thực hiện điều đó một cách độc lập mà không thông qua Mỹ hay các quốc gia G7 khác. Điều này cho thấy một EU tự tin và độc lập hơn trên trường quốc tế.
Khi mức trần giá dầu lần đầu tiên được nhất trí ở cấp G7 vào tháng 12/2022, nó được xem như một thỏa hiệp toàn cầu đối với lệnh cấm của EU về các dịch vụ vận chuyển dầu Nga. Mục đích nhằm làm giảm nguồn thu từ hoạt động thương mại của Nga, đồng thời vẫn cho phép các quốc gia thứ ba - đặc biệt là khu vực Nam bán cầu - tiếp tục tiếp cận mặt hàng này để tránh nguy cơ thiếu hụt.
Mức trần ban đầu được đặt ở mức 60 USD mỗi thùng, và dù theo quy định phải được xem xét lại sau mỗi ba tháng để phản ánh biến động của giá dầu thế giới, nhưng suốt hai năm rưỡi qua, mức trần này vẫn giữ nguyên.
Liên minh Châu Âu cuối cùng đã quyết định thúc đẩy việc hạ trần xuống còn 45 USD mỗi thùng khi trình bày vòng trừng phạt mới - vòng thứ 18 kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 - vào tháng 6 vừa qua.
Khi trình bày đề xuất này tại hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada vào tháng trước, EU đã không đạt được thỏa thuận với phía Mỹ, trong bối cảnh giá dầu tăng vọt sau các cuộc tấn công của Israel và Mỹ vào cơ sở hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên chủ chốt của EU như Đức và Pháp cùng với Ủy ban Châu Âu (EC) vẫn nỗ lực "hồi sinh" mức trần giá mới và tìm cách thuyết phục các nước như Cộng hòa Síp, Hy Lạp và Malta - những quốc gia có ngành dịch vụ hàng hải phát triển - chấp thuận các biện pháp riêng của EU.
Cuối cùng, ba quốc gia này đã đồng thuận hạ mức trần xuống còn 47,6 USD mỗi thùng - thấp hơn 15% so với giá trung bình thị trường của dầu thô Nga. Điều khiến họ chấp thuận là cam kết về một cơ chế “xem xét linh hoạt”, tức là mức trần sẽ được đánh giá và điều chỉnh định kỳ.
Điều then chốt cần theo dõi hiện nay là liệu các quốc gia G7 khác có làm theo hay không.
Các quan chức EU mà RFE/RL đã trao đổi bày tỏ hy vọng rằng Vương quốc Anh sẽ tham gia, và điều này cuối cùng sẽ thúc đẩy cả Mỹ cùng nhập cuộc.
Bên cạnh đó, lời đe dọa phủ quyết trừng phạt từ Slovakia cũng là vấn đề đang thu hút sự chú ý.
Điều khiến quyền phủ quyết này trở nên đặc biệt là mối liên hệ mà Bratislava tạo ra để ủng hộ các biện pháp hạn chế, trên nguyên tắc, quốc gia Trung Âu này không hề phản đối.
Điều khiến Slovakia lo ngại là một đề xuất riêng biệt do EC đệ trình vào đầu năm nay, nhằm loại bỏ dần việc nhập khẩu năng lượng từ Nga trước cuối năm 2027.
Đề xuất có tên RePowerEU không phải là một biện pháp trừng phạt theo nghĩa truyền thống cần sự đồng thuận tuyệt đối, mà là một quy định trong thị trường nội bộ EU có thể được thông qua bằng hình thức biểu quyết đa số đủ điều kiện - tức là 55% số quốc gia thành viên đại diện cho 65% dân số EU bỏ phiếu ủng hộ. Nói cách khác, Brussels hoàn toàn có thể bỏ qua ý kiến của Bratislava.
Thủ tướng Fico cuối cùng đã rút lại lời đe dọa phủ quyết vào tối 17/7, mở đường cho việc chấm dứt dòng chảy khí đốt Nga đến Slovakia kể từ ngày 1/1/2028. Tuy nhiên, ông đã cải thiện được một cơ chế "khủng hoảng" trong quy định, được phép kích hoạt trong trường hợp giá năng lượng tăng cao hoặc thiếu hụt khí đốt. Điều đó đồng nghĩa dòng chảy khí đốt Nga vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục vào khối EU trong những tình huống đặc biệt.
Ông cũng được đảm bảo rằng các quỹ của EU có thể được sử dụng để bù đắp chi phí do giá khí đốt tăng cao, trong bối cảnh EC mới đây đã trình bày đề xuất ngân sách mới trị giá 2.000 tỷ euro trong tuần này.
EC, với đội ngũ pháp lý dày dặn kinh nghiệm, cũng cam kết sẽ hỗ trợ Slovakia trong trường hợp có bất kỳ vụ kiện tụng trọng tài nào trong tương lai liên quan đến vi phạm hợp đồng với tập đoàn năng lượng Nga Gazprom - vốn đang có các hợp đồng còn hiệu lực với Bratislava đến năm 2034.
Anh Thư
AFP
Nguồn PetroTimes : https://petrotimes.vn/tran-gia-dau-trong-goi-trung-phat-moi-cua-eu-voi-nga-the-hien-dieu-gi-730277.html