Trẻ em đang trải nghiệm các thiết bị giảng dạy thông minh. Ảnh tư liệu: globaltimes.cn
Cụ thể, ở bậc tiểu học, chương trình tập trung vào việc giới thiệu kiến thức cơ bản về AI thông qua các công nghệ trực quan như nhận dạng giọng nói và phân loại hình ảnh. Lên bậc trung học cơ sở, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu sâu hơn về logic của AI, khám phá các quy trình học máy và phát triển tư duy phản biện để đánh giá các thông tin sai lệch có thể xuất hiện trong đầu ra do AI.
Đối với học sinh trung học phổ thông, mục tiêu giảng dạy chuyển sang ứng dụng thực tiễn. Học sinh sẽ sử dụng kiến thức đã tích lũy để thiết kế và tối ưu hóa các mô hình thuật toán AI, đồng thời được rèn luyện tư duy hệ thống và khả năng tích hợp liên ngành.
Để hiện thực hóa các mục tiêu này, MOE sẽ tích hợp các năng lực giảng dạy về AI vào chương trình đào tạo giáo viên, đồng thời yêu cầu các trường xây dựng giáo trình phù hợp với từng độ tuổi và giai đoạn phát triển nhận thức của học sinh.
Đáng chú ý, MOE nhấn mạnh vai trò sư phạm tiềm năng của ẠI. Một quan chức phụ trách giáo dục phổ thông cho biết, giáo viên có thể sử dụng các công cụ AI để xây dựng phương pháp giảng dạy tương tác và tạo ra trải nghiệm học tập mang tính nhập vai. Viên chức này cũng kêu gọi phát triển tư duy logic và sáng tạo của học sinh thông qua hệ sinh thái học tập do AI hỗ trợ.
Tuy nhiên, MOE cũng đưa ra quy định cấm học sinh sử dụng nội dung do AI tạo ra để nộp làm bài tập hoặc phản hồi bài kiểm tra. Đồng thời, giáo viên được khuyến khích trang bị cho học sinh kỹ năng tư duy phản biện nhằm đánh giá đầu ra của AI, qua đó thúc đẩy sự tham gia chủ động trong quá trình học tập và xử lý thông tin.
Linh Tô (TTXVN)