Vì sao Tôn Ngộ Không sát hại 6 người nhưng không bị Phật Tổ trừng phạt?

Vì sao Tôn Ngộ Không sát hại 6 người nhưng không bị Phật Tổ trừng phạt?
một ngày trướcBài gốc
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng sau khi thoát khỏi Ngũ Hành Sơn, Ngộ Không từng ra tay giết chết sáu người phàm. Điều đáng ngạc nhiên là dù phạm vào tội sát sinh, hắn vẫn không hề bị Phật Tổ trách phạt.
Lý do đằng sau sự việc này không đơn thuần chỉ là một vụ sát hại, mà mang ý nghĩa sâu xa về đạo pháp và sự giác ngộ.
Ảnh minh họa.
Sáu mạng người hay sáu kẻ cản đường tu hành?
Khi Đường Tăng và Ngộ Không dừng chân nghỉ ngơi tại một ngôi nhà trên sườn núi, họ chứng kiến một nhóm sáu tên cướp tàn ác chuyên hoành hành, cướp bóc của dân lành.
Không kiềm chế được cơn giận, Ngộ Không lập tức ra tay tiêu diệt cả sáu tên. Đường Tăng, với tấm lòng từ bi, nổi giận trách mắng:
"Đã theo ta thì không được sát sinh! Ngươi ra tay tàn nhẫn như vậy, làm sao có thể đến Tây Thiên bái Phật? Không có lòng từ bi thì mãi mãi chẳng thể đắc đạo!"
Tuy nhiên, theo nguyên tác của Ngô Thừa Ân, sáu kẻ này không phải người thường mà thực chất là yêu quái, mang danh tính vô cùng đặc biệt:
Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng)
Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận)
Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích)
Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ)
Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo)
Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn)
Những cái tên này chính là biểu tượng của "Lục căn" – sáu giác quan của con người: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trong Phật giáo, nếu muốn đạt đến giác ngộ, con người phải thanh lọc lục căn, không để tâm trí bị chi phối bởi tham, sân, si.
Ảnh minh họa.
Vậy nên, hành động của Tôn Ngộ Không không đơn thuần là giết người, mà mang tính biểu tượng sâu sắc: chặt đứt những dục vọng trần thế, cắt bỏ những ràng buộc khiến tâm trí bị vẩn đục.
Vì sao Ngộ Không vẫn bị trừng phạt?
Mặc dù hành động tiêu diệt sáu tên cướp mang ý nghĩa cao cả, nhưng Phật pháp vốn đề cao sự cân bằng, không khuyến khích những hành động cực đoan. Vì vậy, Quan Âm Bồ Tát đã ban cho Tôn Ngộ Không chiếc vòng kim cô cùng câu thần chú siết chặt, nhằm giúp hắn học cách kiềm chế, kiểm soát bản thân và hành động một cách đúng đắn hơn.
Ảnh minh họa.
Sau hành trình dài với nhiều thử thách, Ngộ Không từ một kẻ ngang tàng, nóng nảy đã dần học được sự kiên nhẫn, lòng từ bi và khoan dung. Cuối cùng, hắn không còn chỉ là một chiến thần bạo lực mà trở thành một vị hộ pháp thực sự – người có thể bảo vệ nhưng vẫn giữ được tâm thanh tịnh.
Như Ý (t/h)
Nguồn Doanh Nghiệp : https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-ton-ngo-khong-sat-hai-6-nguoi-nhung-khong-bi-phat-to-trung-phat/20250401083759287