Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc - Bài 3

Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc - Bài 3
một ngày trướcBài gốc
Bài 3:
Người dân nông thôn đẩy mạnh phát triển kinh tế, thúc đẩy XDNTM
XEM BÀI 1
XEM BÀI 1
Sau gần 15 năm triển khai thực hiện XDNTM đã trở thành phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn, đô thị. Nổi bật huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình nhất là nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp trên địa bàn; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ người dân, nhất là những vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống, tạo điều kiện về vốn, cây trồng, vật nuôi giúp đồng bào Khmer mạnh dạn thực hiện chuyển đổi tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là chuyển đổi những mô hình sinh kế ổn định mang lại thu nhập cao, góp phần giảm nghèo, đưa phum sóc ngày càng chuyển biến khởi sắc.
Ngọc Biên là 01 trong những xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2022 của huyện Trà Cú và là xã đang có điều kiện sẽ hoàn thành xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2025.
Đồng chí Châu Thành Đô, Chủ tịch UBND xã Ngọc Biên cho biết: toàn xã có 2.634 hộ với 11.351 nhân khẩu, đồng bào Khmer chiếm trên 81%. Xã có thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi, trong đó chủ lực cây lúa, đậu phộng, ớt chỉ thiên, bắp giống. Những năm gần đây, xã đã tạo đột phá trong ứng dụng khoa học, nông nghiệp công nghệ. Tập trung nguồn lực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đảm bảo thực chất, hiệu quả và phát huy tiềm năng của từng tiểu vùng, địa phương, khai thác tối đa tiềm năng đất đai hiện có; triển khai, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nhất là các Nghị quyết của HĐND tỉnh; khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, giảm phát thải khí nhà kín...
Những năm gần đây, xã liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư những mô hình trồng màu trong nhà lưới theo hướng hữu cơ hướng đến xuất khẩu đem lại hiệu quả cao như: trồng ớt chỉ thiên trong nhà lưới, đậu phộng trên đất giồng tạp, chăn nuôi heo trang trại theo hướng an toàn áp dụng công nghệ cao,… Gần đây xã liên kết với Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang đầu tư mô hình trồng đậu nành rau và bao tiêu sản phẩm bước đầu đạt kết quả khả quan. Năm 2024, xã liên kết trồng thử nghiệm khoảng 02ha, nhận thấy hiệu quả cao, vụ màu đông - xuân năm 2025, xã tiếp tục liên kết đầu tư trồng 40,8ha.
Nông dân Thạch BaneÔđom (bên trái) thu hoạch đậu nành rau.
Nông dân Thạch BaneÔđom, ấp Sà Vần A, xã Ngọc Biên cho biết: với 1,1ha đất canh tác, hàng năm ông sản xuất 02 vụ lúa - 01 vụ đậu phộng đều mang lại thu nhập lợi nhuận từ 50 - 60 triệu đồng/năm. Nhiều năm qua người dân vùng nông thôn sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, đến mùa khô chuyển sang trồng đậu phộng, nhưng những năm gần đây giá đậu phộng biến động thất thường nên lợi nhuận không cao như những năm trước đó. Đến vụ màu đông - xuân năm 2025, gia đình ông vẫn duy trì trồng 0,7ha đậu phộng và trồng thử nghiệm 0,4ha đậu nành rau và hiện đang cho thu hoạch, năng suất ước đạt 1,5 tấn/0,1ha đối với đậu nành rau; 0,8 - 0,9 tấn/0,1ha đối với cây đậu phộng, tổng lợi nhuận 65 triệu đồng. So với đậu phộng, đậu nành rau cho năng suất cao hơn, thời gian ngắn hơn khoảng 65 ngày thu hoạch và được doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm với giá 11.500 đồng/kg (đậu phộng 90 ngày cho thu hoạch).
Theo BaneÔđom, đậu nành rau không đòi hỏi kỹ thuật cao, tuy đậu nành rau sử dụng phân bón cao hơn đậu phộng khoảng 30%, nhưng năng suất đậu nành rau cao gần gấp đôi, đặc biệt được đảm bảo đầu vào và đầu ra. Vì thế, thời gian tới, ông chuyển sang trồng 01 vụ lúa - 02 vụ màu, đối với đất trồng màu ông tập trung trồng từ 03 - 04 vụ đậu nành rau nhằm nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế đình.
Bà Thạch Thị Sine, ngụ cùng ấp cho biết thêm: vụ trước, bà trồng 0,2ha đậu nành rau, do chưa có kinh nghiệm nên năng suất đạt thấp nhưng vẫn đạt lợi nhuận 05 - 06 triệu đồng/0,1ha. Vụ này bà mở rộng diện tích trồng 0,7ha đậu nành rau hiện đang cho thu hoạch. Nhờ rút kinh nghiệm từ vụ trước nên vụ này năng suất đạt cao hơn khoảng 1,5 - 1,6 tấn/0,1ha, lợi nhuận đạt 07 - 09 triệu đồng/0,1ha. Trồng đậu nành rau được doanh nghiệp hỗ trợ đầu vào và đầu ra sau thu hoạch. Nhờ vậy người dân có điều kiện tăng gia sản xuất, giảm chi phí đầu tư ban đầu. Hơn nữa, chi phí thuê nhân công thu hoạch đậu nành rau ít hơn chi phí đậu phộng.
Theo đồng chí Châu Thành Đô, hiện nay đầu ra sản phẩm đậu nành rau ổn định, nông dân rất an tâm sản xuất. Thời gian tới, từ nguồn vốn của tỉnh, huyện, xã đầu tư xây dựng 80 căn nhà lưới cho nông dân trồng đậu nành rau và một số rau củ quả khác với số tiền 08 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời, xã còn liên kết với doanh nghiệp đảm bảo đầu ra cho nông dân thực hiện mô hình trồng thử nghiệm 0,5ha cà bi Mỹ đặc sản trong nhà lưới nhằm nghiên cứu giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương để có hướng nhân rộng.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Nguồn Trà Vinh : https://www.baotravinh.vn/xa-hoi/xay-dung-nong-thon-moi-co-diem-khoi-dau-khong-co-diem-ket-thuc-bai-3-45041.html