Kế hoạch mở rộng NATO và tác động tới an ninh châu Âu

Kế hoạch mở rộng NATO và tác động tới an ninh châu Âu
3 giờ trướcBài gốc
Các quan chức như tân Tổng Thư ký NATO Mark Rutte, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cũng tham dự cuộc họp. Điều này làm liên tưởng đến kế hoạch mở rộng quân sự quy mô lớn của NATO được truyền thông Đức tiết lộ trước đó, đồng thời khiến lo ngại về sự suy thoái của khuôn khổ an ninh châu Âu lại gia tăng một lần nữa.
Kế hoạch được tiết lộ cho thấy NATO có kế hoạch bổ sung 49 lữ đoàn chiến đấu để tăng lên thành 131, tăng số lượng quân đoàn chiến đấu từ 6 lên 15 và tăng số lượng sư đoàn từ 24 lên 38. Đồng thời, NATO cũng có kế hoạch nâng cao năng lực phòng không, đạn dược, vũ khí chính xác tầm xa, bao gồm tăng số lượng đơn vị phòng không mặt đất từ 293 lên 1.467 đơn vị...
Theo thông tin trên, ý đồ mở rộng quân sự của NATO là nhằm nâng cao “yêu cầu năng lực tối thiểu” (MCR) của NATO để đối phó với các mối đe dọa. Trong tương lai, kế hoạch này có thể được gửi tới từng quốc gia thành viên NATO như một mục tiêu năng lực bắt buộc và được “phân bổ” theo sức mạnh kinh tế và quy mô dân số của mỗi quốc gia. Ví dụ, Đức phân bổ khoảng 9,28% các chỉ số xây dựng năng lực, tương đương với việc thành lập 5 đến 6 lữ đoàn chiến đấu, 1 quân đoàn tác chiến và 1 đội trực thăng.
Các đại diện tham dự G7 tại Naples, Italy.
Việc rò rỉ kế hoạch mở rộng quân sự của NATO là nằm trong dự đoán. Trên thực tế, việc mở rộng quân sự thực sự là một phần quan trọng trong nỗ lực của NATO nhằm tăng cường răn đe và phòng thủ trước Nga. Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra vào năm 2022, NATO đã liên tiếp thông qua “Khái niệm chiến lược NATO 2022” và “Kế hoạch phòng thủ khu vực toàn diện sau Chiến tranh Lạnh”, trong đó coi Nga là “mối đe dọa trực tiếp và lớn nhất” của NATO, đồng thời tăng chi tiêu quân sự, mua vũ khí và tăng cường phòng thủ khu vực tiền tuyến, đồng thời đưa ra lộ trình cho NATO để củng cố ngành công nghiệp quốc phòng. Kế hoạch mở rộng quân sự này cũng là một trong những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện kế hoạch phòng thủ khu vực mới của NATO.
Có 3 lý do chính khiến NATO tích cực mở rộng vũ khí và chuẩn bị cho chiến tranh. Một là, mối lo ngại về an ninh của NATO ngày càng gia tăng. Đã hơn 2 năm kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng. Đồng thời, sự đối kháng giữa NATO và Nga ngày càng trầm trọng, trong khi đó việc đạt được một khuôn khổ an ninh châu Âu lâu dài được tất cả các bên chấp nhận dường như ngày càng khó khăn hơn. Quan trọng hơn, nỗi lo lắng của châu Âu về “phòng thủ địa phương” ngày càng sâu sắc.
Hai là, NATO thu phí cho khả năng quân sự của mình nhưng “không đảm bảo tối thiểu”. Đầu tư quốc phòng của châu Âu đã bị nợ đọng trong một thời gian dài. Sau cuộc khủng hoảng Crimea, NATO đặt mục tiêu định hướng là “chi tiêu quốc phòng chiếm 2% GDP”, nhưng đến năm 2021, mới chỉ có 6 quốc gia thành viên NATO đạt được mục tiêu này. Ngoài ra, các nước châu Âu có hệ thống vũ khí đa dạng, khả năng tương tác kém, nhiều trang bị cũ kỹ, lạc hậu. Ví dụ, hệ thống phòng không “Rapier” của Anh chỉ có thể bắn hạ các mục tiêu trong phạm vi 8 km, được đưa vào sử dụng từ cuối Chiến tranh Lạnh và chỉ bị loại bỏ vào năm 2021. Vì vậy, tân Tổng thư ký NATO đã đặt việc xây dựng quốc phòng lên hàng ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Tài liệu được tiết lộ lần này cũng cảnh báo vấn đề an ninh tập thể hiện nay của NATO đã phát triển thành vấn đề “vô trách nhiệm tập thể”.
Ba là, Mỹ là động lực chính đằng sau việc NATO tích cực mở rộng quân sự và tăng cường khả năng răn đe Nga. Mặc dù hiện tại không có sự mâu thuẫn sâu sắc nào trong nội bộ Mỹ về việc thúc đẩy châu Âu tăng cường trách nhiệm an ninh, nhưng trước thềm bầu cử, Mỹ có động lực đẩy nhanh hợp tác an ninh xuyên Đại Tây Dương để đạt được tiến bộ đáng kể, điều này khiến Mỹ có thêm nguồn lực để đầu tư vào cái gọi là “chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Theo ước tính của truyền thông Ukraine, kế hoạch này dự kiến sẽ bổ sung thêm 245.000 binh sĩ, “tương đương 4 lần quân đội Đức” hoặc “gấp đôi quân đội Pháp”. Để trang bị cho các lực lượng này, NATO sẽ cần 1.200 xe tăng, 2.700 xe chiến đấu bộ binh, 3.000 xe bọc thép chở quân và 900 khẩu pháo cỡ lớn.
Có thể thấy, nếu thực hiện thành công, kế hoạch này sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của NATO và thay đổi phần nào cán cân sức mạnh quân sự ở khu vực châu Âu. Đồng thời, một NATO tự tin và quyết liệt hơn sẽ không chỉ làm gia tăng đáng kể “sự bất an” của Nga mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ xung đột leo thang hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát, gây bất lợi cho việc hạ nhiệt và giải quyết xung đột, khủng hoảng Ukraine.
Mặt khác, châu Âu vốn gắn liền với khuôn khổ NATO cũng sẽ buộc phải ngày càng tiến xa hơn trên con đường “chống Nga”. Trong thời gian tới, hoạt động đầu tư cho an ninh của các nước châu Âu sẽ tiếp tục vắt kiệt sự phát triển kinh tế, công nghệ và nguồn lực xã hội, trong khi các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Mỹ có thể vẫn kiếm được nhiều lợi ích.
Tất nhiên, vẫn còn phải xem liệu kế hoạch mở rộng quân sự của NATO có thể được thực hiện hay không vì kinh phí cần thiết cho kế hoạch mở rộng quân sự có thể “vượt xa 2% GDP” trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế diễn ra ở hầu hết châu Âu còn Mỹ thì đang tích lũy nợ không bền vững.
Thế Nam (Theo Global Times)
Nguồn ANTG : https://antg.cand.com.vn/su-kien-binh-luan-antg/ke-hoach-mo-rong-nato-va-tac-dong-toi-an-ninh-chau-au-i748498/