Lưu ý cần tránh khi trẻ sốt co giật bố mẹ nên biết

Lưu ý cần tránh khi trẻ sốt co giật bố mẹ nên biết
7 giờ trướcBài gốc
Cách xử trí khi trẻ bị sốt co giật
Khi trẻ bị sốt, có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Da nóng. mệt mỏi, lười vận động. Trẻ khó chịu, hay quấy khóc. Đôi khi có thể kèm theo triệu chứng khác như ho, nôn, hoặc tiêu chảy.
Nhiều trường hợp trẻ sốt kèm co giật các bậc phụ huynh nên giữ bình tĩnh: Điều quan trọng là không hoảng loạn vì điều này khó cho cả phụ huynh và trẻ. Sau đó cha mẹ nên làm theo các bước sau:
Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, không để đầu gập xuống để dễ thở.
Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ. Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo, không đắp mền cho trẻ.
Đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn trẻ nếu sốt trên 38 độ C. Tùy vào cân nặng của trẻ mà dùng thuốc hạ sốt với liều thích hợp (thông thường 10 – 15mg/kg/lần).
Chườm mát: Dùng khăn sạch vào nước ấm và vắt khô để đặt ở nách, háng, sau mang tai trẻ. Thay khăn chườm mát liên tục để nhiệt độ cơ thể trẻ giảm nhanh.
Đặt khăn mềm hoặc gạc sạch giữa 2 hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.
Nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Lưu ý cần tránh khi trẻ sốt co giật
Khi trẻ bị sốt cao, điều quan trọng nhất là bố mẹ phải xử trí đúng và không hoảng loạn. Hầu hết cơn co giật không nguy hiểm, nhưng chăm sóc sai cách có thể gây thiếu oxy não, nghẽn đường thở hoặc tắc thở. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý phòng tránh những điều sau:
Khi trẻ bị sốt cao, điều quan trọng nhất là bố mẹ phải xử trí đúng và không hoảng loạn.
Không cho bất kỳ vật gì vào miệng trẻ, tránh tình trạng trẻ bị sặc hoặc ngạt thở.
Không được đặt tay vào miệng trẻ khi cơn co giật xảy ra.
Không nên ép miệng trẻ hoặc sử dụng vật cứng để ngăn miệng vì có thể gây tổn thương cho khoang miệng và răng lợi.
Tránh dùng sức đè lên cơ thể trẻ vì có thể gây chấn thương cho các cơ quan.
Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt chuẩn và đúng y học và liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Không tụ tập trung người xung quanh bé vì sẽ làm cho bé khó thở do thiếu không khí.
Tháo hoặc nới lỏng quân tư trang của bé.
Sau cơn co giật, cung cấp nước và vitamin cho trẻ để cân bằng điện giải và củng cố hệ miễn dịch.
Ghi lại chính xác các triệu chứng, thời điểm và kiểu giật của trẻ để nói chi tiết cho bác sĩ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Trẻ sốt co giật khiến nhiều cha mẹ lo lắng, vì vậy nên cho bé tới cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Ngoài ra, tình trạng trẻ sốt co giật kéo dài hơn 5 phút cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 38°C hoặc sốt có kèm theo co giật cũng cần nhập viện để được thăm khám.
Ngoài ra các trường hợp trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày kể cả không kèm theo co giật mà không có dấu hiệu giảm cũng cần phải khám ngay. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường khác như khó thở, nôn mửa liên tục, hoặc hôn mê... cũng cần nhập viện để được chăm sóc y tế.
Yếu tố tăng nguy cơ tái phát sốt co giật
Tỷ lệ tái phát sốt co giật ở trẻ dao động từ 25-50%, khoảng 9% trẻ có thể gặp từ 3 cơn co giật trở lên. Khi bị, nếu thân nhiệt của bé càng cao thì nguy cơ tái phát sẽ giảm.
Cụ thể, tỷ lệ tái phát theo thời gian như sau:
Khoảng 24 tuần sau khi bị, khả năng tái phát là 50%.
Trong vòng năm đầu, 75% là khả năng có thể sẽ tái phát.
Khi đã được 24 tháng, tỷ lệ tái phát lên tới 90%.
Vài tác động có thể đẩy nhanh tình trạng bé bị sốt bao gồm: Trẻ co giật đầu tiên khi dưới 12 tháng tuổi.
Trẻ được đẻ trong nhà có người thân từng bị sốt co giật. Trẻ bị sốt cao khi nhiệt độ dưới 40 độ C. Trong lần sốt đầu tiên, trẻ gặp phải nhiều cơn co giật. Cơn co giật diễn ra nhanh, dưới 60 phút sau khi trẻ bắt đầu sốt.
Tóm lại: Hầu hết sốt co giật ở trẻ đều không gây nguy hiểm, trừ khi trẻ bị chấn thương trong cơn co giật. Khi lên cơn co giật, cơ cứng lại, lưỡi trẻ tụt vào trong nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng cắn lưỡi. Hơn nữa, sốt cao co giật thường không tác động xấu đến hệ thần kinh và não bộ, trừ các trường hợp sốt co giật do các bệnh lý gây nên như viêm não, viêm màng não…,… Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ rơi vào tình trạng này. Thay vào đó, bố mẹ nên bình tĩnh và xử trí đúng, nếu lo lắng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn đầy đủ.
BS. Nguyễn Văn Quang
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/luu-y-can-tranh-khi-tre-sot-co-giat-bo-me-nen-biet-16925071508564512.htm