Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường
6 giờ trướcBài gốc
Ăn nhiều muối có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Ảnh: Healthline.
Quá nhiều natri có thể dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể và điều này gây ra rất nhiều tác hại cho những người có lượng đường trong máu cao. Nó dẫn đến sưng chân cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Natri cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp, rất nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.
Muối gây tiểu đường như thế nào?
Theo Health Shots, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn do tiêu thụ muối. Lượng natri cao từ thực phẩm chế biến có thể dẫn đến tăng cân. Béo phì có liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Thêm vào đó, lượng natri cao có thể làm suy yếu độ nhạy insulin, khiến cơ thể khó điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho biết lượng natri mà chúng ta tiêu thụ do tiêu thụ muối thường xuyên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Một gam natri bổ sung, có trong 2,5 gam muối, mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 43%. Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự gia tăng khoảng 2 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở những người thêm muối vào các bữa ăn đã chế biến.
Tác động của muối với bệnh nhân tiểu đường
Đặc biệt, lượng natri quá nhiều trong muối có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.
Tăng huyết áp
Lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp và điều này rất nguy hiểm nếu bạn bị tiểu đường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrition cho biết tiêu thụ quá nhiều natri, tức là hơn 5 gam mỗi ngày, có thể làm tăng đáng kể huyết áp. Điều này cũng có liên quan đến sự khởi phát của tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch.
Áp lực lên thận
Lượng natri dư thừa gây căng thẳng cho thận, vốn đã chịu nhiều áp lực ở những người bị tiểu đường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kidney International cho hay cả lượng natri tiêu thụ cao và thấp đều có thể liên quan đến bệnh thận mạn tính (CKD) mới mắc ở những người đã bị tăng huyết áp.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim và đột quỵ, những tình trạng phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Endocrinology cho biết những người tham gia bị tiểu đường type 2 và microalbumin niệu, tình trạng có thể dẫn đến bệnh thận, có huyết áp tăng cao hơn trong một đợt ăn nhiều natri. Do đó, mặc dù bạn có thể không bị tiểu đường do muối, nó có thể làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Mai Phương
Nguồn Znews : https://lifestyle.znews.vn/tac-nhan-tro-treu-lam-tang-nguy-co-tieu-duong-post1553497.html